Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8

Tăng mức xử phạt vi phạm luật Giao thông đường bộ là một trong những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8. Từ hôm nay (1/8), Nghị định 46 chính thức có hiệu lực, hơn 100 hành vi vi phạm giao thông bị tăng mức xử phạt.

Nghị định 46 điều chỉnh mức phạt tiền đối với 152 hành vi, nhóm hành vi trong lĩnh vực đường bộ gồm nhóm vi phạm về nồng độ cồn; vi phạm tốc độ, vi phạm trên đường cao tốc, quy tắc giao thông, chở hàng quá tải trọng cho phép của phương tiện, nhóm hành vi chở hàng quá tải trọng cho phép của cầu, đường; các hành vi vi phạm liên quan đến kinh doanh vận tải đường bộ và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Cũng theo Nghị định mới, với hành vi đi xe máy vào đường cao tốc, mức xử phạt được tăng cao. Theo đó, người điều khiển môtô, xe máy đi vào đường cao tốc sẽ bị phạt tiền 500.000 -1 triệu đồng và bổ sung việc tước GPLX từ 1-2 tháng, thay vì mức 200.000-400.000 đồng trước đây.

Hy hữu tìm được  mô tô nhờ gắn định vị GPS

Hơn 100 hành vi vi phạm giao thông bị tăng mức xử phạt từ ngày 1/8.

Nghị định 46 cũng bổ sung quy định, nếu dùng chân để điều khiển vô lăng xe ôtô khi xe đang chạy trên đường bị phạt từ 7-8 triệu đồng. Mức phạt này cũng áp dụng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng.

Trường hợp vi phạm quy định này mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18-20 triệu đồng.

Bên cạnh đó, tăng mức phạt đối với người điều khiển xe ôtô trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. Cụ thể, tước quyền sử dụng GPLX từ 22 - 24 tháng (trong trường hợp có GPLX) hoặc phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng (trong trường hợp không có GPLX hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng GPLX) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy (theo Nghị định số 171 thì hành vi vi phạm này chỉ bị phạt từ 8 - 10 triệu đồng).

Nghị định cũng tăng mức phạt đối với lái xe và chủ phương tiện vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ. Đối với lái xe, mức phạt cao nhất khi chở quá tải trên 150% sẽ phạt tiền từ 8 - 12 triệu đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng GPLX 3 - 5 tháng, bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định…

Ôtô chạy quá tốc độ dưới 10km/h phạt 800.000 đồng

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng đối với người điều khiển ôtô thực hiện hành vi vi phạm: Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên (quy định hiện hành chỉ phạt đến 800.000 đồng), tịch thu giấy phép lái xe từ một đến ba tháng (quy định hiện hành: một tháng).

Tăng mức phạt tiền lên 2 triệu đến 3 triệu đồng đối với người điều khiển ôtô không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ (quy định cũ từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng).

Tăng mức phạt tối thiểu từ 4 triệu lên 5 triệu đồng (phạt từ 5 triệu đến 6 triệu đồng) đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h; gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Theo zing


Lượt xem:
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter